Lý do bạn bên sử dụng tay co thủy lực cho cửa nhà mình
Hiện nay cửa gỗ, cửa nhôm kính hay cửa nhựa lõi thép của nhà chúng ta nếu không lắp thiết bị tay co thủy lực để có chức năng hãm lại tốc độ đóng, mở cho cửa. Vì thế sẽ rất nguy hiểm khi có gió hút mạnh có thể làm cho cửa đóng, mở rất nhanh, nếu không cẩn thận thì có thể bị kẹp dập tay chân, đặc biệt là nguy hiểm đối với trẻ nhỏ cho nhà bạn. Tay co thủy lực hiện nay có tác dụng hãm mở, đóng từ từ cho cánh cửa để giải quyết vấn đề này. Ngoài ra nó sẽ giải quyết được vấn đề không có thói quen ra vào khép cửa thì đây cũng là một giải pháp rất hữu hiệu cho mọi nhà.
Bạn đang quan tâm đến vấn đề lắp đặt tay co thủy lực ra làm sao và cách lắp đặt tay co thủy lực sao cho đúng cách nhất việc để bảo đảm tuổi thọ của sản phẩm trong quá trình sử dụng. Qua đây chúng tôi sẽ hưỡng dẫn cho bạn các bước lắp đặt tay co thủy lực thật chính xác nhất, nhanh nhất.
Dụng cụ lắp đặt tay co thủy lực
Trước hết muốn lắp đặt được tay co thủy lực 1 cách nhanh nhất và thuận lợi nhất bạn nên chuẩn bị sẵn cho mình đầy đủ các dụng cụ cần thiết như là : Máy khoan tay, tua vít 2 cạnh và 4 cạnh, cờ lê.
Lựa chọn tay co thủy lực cho hợp lý
Đây là yếu tố quan trọng để Tay co thủy lực phù hợp với tải trọng của mỗi cánh cửa ,nhu cầu thực tế, để cửa vận hành được nhẹ nhàng, không gây tiếng ồn và tiết kiệm chi phí .
Đối với cửa dưới 50 Kg, bề rộng của cánh cửa từ 700mm – 1000mm thì bạn nên tham khảo thông số kỹ thuật của từng chủng loại mà bạn muốn lắp sao cho phù hợp nhất mà thông số nhà sản xuất đã đưa ra.
Còn đối với những cửa 100kg có cánh rộng 1000mm – 1200mm thì đây sẽ là những cánh cửa to cần phải sử dụng tay co thủy lực có tải trọng phù hợp để quá trình vận hành tốt nhất, bền nhất.
Xác định vị trí lắp tay co thủy lực
Khi bạn muốn lắp tay co thủy lực cho bất kỳ bộ cửa nào thì trước tiên bạn nên xác định vị trí cửa mở vào, hay mở ra, bên trái hay bên phải để lắp đặt.
Lưu ý : Bản vẽ kỹ thuật đính kèm chỉ dành cho cửa có bề rộng 1000 mm, đối với các lọai cửa có kích thước khác, phải tìm thông số như sau :
- Bước 1 : Lấy dấu 6% của bề rộng cánh cửa, tính từ tim bản lề đến vít chỉnh tốc độ ( Ví dụ : cửa rộng 800 mm / 6% = 48 mm ).
- Bước 2 : Lấy dấu khoan mồi 4 lỗ vít dùng để bắt hộp áp lực vào cánh cửa và 2 lỗ vít tay đẩy lên
- Bước 3 : Hướng mặt ốc chỉnh tốc độ của hộp áp lực về phía bản lề, ráp chặt hộp áp lực bằng 4 vít
- Bước 4 : Đóng cửa lại ráp tay đẩy cố định vào hộp áp lực, tay di động vào khung bao xiết chặt ốc ( tháo ốc liên kết tay di động và tay cố định, không được để dính liền) .
- Bước 5 : Mở cửa ra tại vị trí 90o – 102o ( tùy theo góc mở cho phép) dùng tay kéo tay cố định xoay 180o (xuôi chiều kim đồng hồ, ra vị trí ngược lại) khi nghe âm thanh Click tại hộp áp lực, là hệ thống áp lực đã định vị điểm dừng 90o của tay đẩy hơi.
- Bước 6 : Nới lỏng ốc định vị ra, xoay tay di động ra hoặc vô cho phù hợp với khảong cách lỗ liên kết trên tay cố định ( tạo 2 tay đẩy thành góc vuông ) xiết tạm ốc liên kết lại .
- Bước 7 : Dùng tay kéo cửa để tạo lực khởi động, buông tay ra cửa sẽ tự chạy vể vị trí 0o, sau đó mở cửa đến vị trí 90o > 102o để kiểm tra vị trí dừng cửa .
- Bước 8 : Tạo lực để đóng khóa cửa.
- Khi đóng cửa với tay đẩy hơi, cửa thường không khép kín do bị vướng ron chống cháy, ron giãm âm, chốt khóa, yếm khung bao, và được khắc phục bằng cách tăng tốc độ 2, để đóng cửa, cách này gây nguy hiểm cho người sử dụng, hộp áp lực bị xì dầu, không kiểm sóat được tốc độ đóng cửa,gây tiếng ồn vượt mức cho phép, do đó phải thực hiện đúng nguyên tắc kỹ thuật như sau :
- Tháo ốc liên kết 2 tay đẩy ra, dùng tay kéo tay cố định về phía ổ khóa 5o > 7o tùy theo lực cản của cửa, giảm chiều dài tay di động cho phù hợp với vị trí mới của tay cố định, xiết chặt ốc liên kết và ốc định vị của tay di động lại.
Lưu ý : Long đen ốc liên kết mặt răng bên trên, mặt láng bên dưới, nếu để lộn mặt hoặc không sử dụng, khi đóng cửa sẽ có âm thanh lạ tại vị trí này.
- Bước 9 : Kiểm soát tốc độ đóng cửa
- Vặn ốc tốc độ 1 ra, vô, vận tốc cửa chạy từ vị trí 90o đến 20o với thời gian khỏang 9 giây là đúng.
- Vặn ốc tốc độ số 2 ra hoặc vô và quan sát vận tốc chạy từ vị trí 20o đến 0o với thời gian khỏang 5 giây là đúng. ( Điều chỉnh tốc độ 2 luôn luôn chậm hơn tốc độ 1, mỗi lần vặn ốc điều chỉnh không quá ¼ vòng ).
- Vặn xuôi chiều kim đồng hồ là giảm tốc độ, ngược chiều kim đồng hồ là tăng tốc độ.
Lưu ý :
– Cửa mở vào chiều phải. Thao tác như trên, chỉ dời vị trí hộp áp lực sang bên trái.( Luôn luôn nằm về hướng bản lề )
– Cửa mở ra chiều phải & trái. Thao tác như trên chỉ dời vị trí hộp áp lực ra ngoài.
– Không được dùng tay đẩy, đóng cửa lại khi cửa đang chạy tự động.
– Chỉ dừng cửa tại vị trí 90o, không được ép dừng quá 30 giây tại các vị trí khác.
– Cửa có góc mở lớn hơn 90o, phải gắn thêm linh kiện định vị 90o để tránh trường hợp vô tình đẩy rộng cánh cửa làm tuột nhông tốc độ .
Bạn nên tham khảo thông số kỹ thuật tải trọng cho từng loại tay co thủy lực ở đây :
Tay co thủy lực VVP
Để tư vấn tốt nhất về cách lắp đặt tay co thủy lực các bạn có thể gọi trực tiếp cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ tư vấn chuyên sâu hơn cho bạn để quá trình lắp đặt được đúng quy trình nhất.