Cách lắp đặt tay co thủy lực Hander Đức cho cửa ra vào

Các dòng tay co thủy lực cho cửa đều rất đa dạng, bên cạnh tính năng chung là hãm mở cửa và tự động đóng cửa một cách nhẹ nhàng thì mỗi loại đều có những chức năng khác nhau nhất định. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu về dòng tay co thủy lực Hander Đức và cách lắp đặt chúng tại nhà mà không cần tốn nhiều thời gian và kinh nghiệm.

Sản xuất bằng chất liệu thép không gỉ, bề mặt phủ lớp inox mờ chế tác tinh xảo, dòng tay đẩy hơi đến từ Đức bảo đảm tính thẩm mỹ cực kỳ ổn định cho bạn. Đáng chú ý nhất là chúng có hai kiểu dáng là lắp nổi và lắp âm để phù hợp với mỗi công trình, chức năng giữ cửa ở góc mở tối đa 90 độ giúp bạn mở rộng cửa mà không cần kéo về vì vật dụng này sẽ tự động đóng cửa cho bạn một cách trơn tru, không gây ồn.

  • Bước 1: Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết để lắp đặt tay co thủy lực: Máy khoan tay, tua vít 2 cạnh, tua vít 4 cạnh, cờ lê.
  • Bước 2: Xác định vị trí cửa: Cửa đẩy vào hay cửa kéo ra, bên trái hay bên phải.
  • Bước 3: Đánh dấu vị trí: Lấy dấu 6% của bề rộng cánh cửa, tính từ tim bản lề đến vít chỉnh tốc độ (Ví dụ:cửa rộng 800mm / 6% = 48 mm).
  • Bước 4: Khoan 4 lỗ vít đúng vị trí mà bạn muốn đặt hộp áp lực, và 2 lỗ vít để lắp đặt tay đẩy hơi.
  • Bước 5: Đóng cửa lại, gắn tay đẩy cố định vào hộp áp lực, tay di động vào khung bao xiết chặt ốc (tháo ốc liên kết tay di động và tay cố định, không được để dính liền).
  • Bước 6: Mở cửa ra từ góc 90 đến 102 độ (tùy vào góc mở mà cửa nhà bạn có thể mở được), dùng tay kéo tay cố định xoay 180 độ (xuôi chiều kim đồng hồ, ra vị trí ngược lại), có tiếng click tại hộp áp lực nghĩ là là hệ thống áp lực đã định vị điểm dừng 90 độ của tay đẩy hơi.
  • Bước 7: Nới lỏng ốc định vị ra, xoay tay di động ra hoặc vô cho phù hợp với khoảng cách lỗ liên kết trên tay cố định (tạo 2 tay đẩy thành góc vuông) và xiết tạm ốc liên kết lại.
  • Bước 8: Dùng tay kéo cửa để tạo lực khởi động, buông tay ra cửa sẽ tự chạy về góc 0 độ, sau đó mở cửa góc 90 độ đến 102 độ để kiểm tra vị trí dừng cửa.
  • Bước 9: Vặn ốc tốc độ 1 ra hoặc vô, nếu vận tốc cửa chạy từ góc 90 độ về 20 độ trong khoảng 9 giây là đúng. Vặn ốc tốc độ 2 ra hoặc vô và vận tốc cửa chạy từ góc 20 độ xuống 0 độ trong khoảng 6 giây là đúng. Điều chỉnh ốc tốc độ 2 luôn luôn chậm hơn ốc tốc độ 1, mỗi lần vặn ốc điều chỉnh không quá 1/4 vòng. Vặn xuôi chiều kim đồng hồ là giảm tốc độ, ngược chiều kim đồng hồ là tăng tốc độ.

Một số lưu ý khi lắp đặt tay co thủy lực:

  • Nếu cửa mở vào chiều phải: Dời vị trí hộp áp lực sang bên trái và thực hiện thao tác như trên.
  • Cửa mở ra chiều phải & trái: Dời vị trí hộp áp lực ra ngoài và thực hiện thao tác như trên.
  • Không được dùng tay đẩy, đóng cửa lại khi cửa đang chạy tự động.
  • Chỉ dừng cửa tại vị trí 90 độ, không được ép dừng quá 30 giây tại các vị trí khác.
  • Cửa có góc mở lớn hơn 90 độ, phải gắn thêm linh kiện định vị 90 độ để tránh trường hợp vô tình đẩy rộng cánh cửa làm tuột nhông tốc độ.

Hiện nay, đối với nhiều hộ gia đình, tay co thủy lực đang dần trở nên quen thuộc hơn cả nhờ vào khả năng hãm mở cửa và tự động đóng cửa một cách nhẹ nhàng của chúng. Hãy đưa ra lựa chọn phù hợp với mình và nâng tính tiện lợi trong đời sống sinh hoạt hàng ngày cho gia đình bạn ngay hôm nay.

Xem thêm: Ưu điểm của tay đẩy thủy lực Hander cho cửa nhôm kính phòng khách

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *